Bài Học 1: Hiệu Suất Giả Tạo
Cơn địa chấn
Như một con khủng long từ thời kỳ cổ đại, tôi chứng kiến nhiều cột mốc thay đổi ấn tượng trong lịch sử loài người.
Trong đó, có nhiều tác nhân thay đổi cách con người sử dụng thời gian hằng ngày.
Khoảng những năm 2000, tôi biết về Internet.
Cảm giác có thể chạm tới mọi ngóc ngách kiến thức trên thế giới... thật choáng ngợp!!!
Như thể ngắm nhìn thế giới từ đôi mắt của một đứa bé mới bắt đầu tập đi.
Sau đó, tôi chứng kiến sự xuất hiện của điện thoại, từ những chiếc điện thoại Nokia, Motorola - những chiếc điện thoại cổ nồi đồng cối đá.
Năm 2007, khi Steve Job giới thiệu chiếc điện thoại Iphone đầu tiên.
Cả thế giới sửng sốt khi sờ tay một chiếc điện thoại cảm ứng đa điểm, với đầy đủ tính năng giải trí, và trình duyệt web đầy đủ.
Khi tôi xem buổi giới thiệu chiếc Iphone của Steve Job - nó trông giống như một màn ảo thuật thay vì một buổi ra mắt sản phẩm mới.
Sau đó, hệ điều hành Android vào năm 2008 cùng với hàng loạt chiếc smartphone từ các hãng Samsung, Sony, LG góp mặt - thị trường smartphone trở nên bùng nổ.
Sự xuất hiện của điện thoại thông minh giống như một thiên thạch to lớn ngoài không gian, bay vào quỹ đạo trái đất.

Nó va chạm dữ dội vào vỏ trái đất với sức công phá khổng lồ (tương đương 10 tỷ quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima)
Nó tạo ra sóng xung kích phá hoại mọi thứ trong bán kính hàng ngàn mét.
Cơn địa chấn phá tan khả năng tập trung mỏng manh của con người.
Cả thế giới bước vào thời kì rối loạn, sụp đổ trong hiệu suất làm việc.
Sức tàn phá
Quả thiên thạch smartphone sau khi va chạm vào xã hội loài người...
nó tạo ra hàng tấn khói bụi che đi lý trí
...như che phủ đi mặt trời.
Những chiếc điện thoại với màn hình chỉ 5-7 inch
nhưng lại có khả năng hút hồn con người!!!
Khi mọi người hấp thụ thông tin một cách thụ động, hiệu suất công việc của họ sụp đổ từng ngày một.
Hiện tượng này giống như hậu quả của đám khói bụi phóng vào khí quyển sau phụ va chạm thiên thạch.
Việc thiếu ánh mặt trời khiến nhiệt độ giảm mạnh, gây cản trở quá trình quang hợp, kéo theo sự sụp đổ hàng loạt trong chuỗi thức ăn.
Điện thoại thông minh giúp cuộc sống tiện lợi hơn, nhưng nó đồng thời khiến con người bị động trong suy nghĩ hơn bao giờ hết.
Khả năng nhận thức của con người bị bào mòn, phần lớn mọi người không còn khả năng nhận định rõ ràng đúng sai.
Họ mất đi khả năng phản biện, để tự chủ và bảo vệ tâm trí của bản thân.

Tôi quan sát thấy nhiều người xung quanh luôn lo lắng, sợ hãi vì những việc không hề liên quan trực tiếp đến cuộc sống, sự nghiệp của chính mình.
Họ chú tâm theo dõi các tin tức chiến tranh, chính trị, tệ nạn...
Sau đó bình luận, chia sẻ chúng cho nhiều người khác.
Vào quán cà phê, tôi nhìn thấy hàng tá người cúi đầu vào màn hình điện thoại, lướt Facebook, gõ comment, lướt Tiktok, chơi game...
Giống như những con nghiện, họ thèm khát những liều dopamin ngắn hạn.
Nhưng tôi cảm nhận được là họ chỉ thỏa mãn nhất thời, mà không hề cảm thấy hạnh phúc về cuộc đời mình.
Tôi quan sát thấy con người mong muốn nhiều hơn, nhưng lại dễ mất tập trung hơn.
Họ đặt ra nhiều mục tiêu giả tạo, nhưng dễ dàng xao nhãng hơn bao giờ hết.
Hiệu suất giả tạo.
Mỗi ngày trôi qua, con người hiện đại đang phải xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ (gần 34GB dữ liệu mỗi ngày).
Việc này như thế chúng ta đang ngập ngụa trong một đại dương thông tin vô tận.
Sự tấn công liên tục từ các quảng cáo về lối sống xa hoa khiến chúng ta đặt ra những mục tiêu vọng tưởng, xa rời giá trị bản thân.
Từ đó, hầu hết mọi người rơi vào tình trạng vừa hối hả, vừa bận rộn (busy hustle).

Tình trạng này lan truyền nhanh chóng...
Giống như một căn bệnh truyền nhiễm không có thuốc chữa.
Ngày nay, một lối sống bận rộn, liên tục làm việc thường được gắn liền với hình ảnh của một người thành công và có giá trị.
Không ít người cố gắng khoe khoang sự bận rộn như một tấm huy chương danh dự trên ngực áo.
Để chứng tỏ sự quan trọng của mình.
Nhưng thật ra, họ chỉ đang phô trương cái tôi quan trọng, luôn khao khát sự chú ý từ người khác.
Việc duy trì vỏ bọc thành công làm nhiều người nhanh chóng kiệt sức. Nhiều người lo lắng đến mức độ trầm cảm.
Tôi chứng kiến nhiều người ôm đồm quá nhiều trách nhiệm cùng với lịch trình làm việc dày đặc.
- Họ đi lại, ăn uống vội vàng.
- Họ thậm chí ... nhịn tiểu, đại tiện.
- Họ lo lắng đến nỗi không thể ăn uống, nghỉ ngơi...
Hậu quả là họ mắc phải hàng loạt vấn đề về sức khỏe như:
...viêm ruột, đau bụng, táo bón, suy tim, thừa cân...
Giống như những con thêu thân mắc vào mạng nhện, càng vùng vẫy họ càng bị cuốn chặt vào bẫy.
Cả sức khỏe tinh thần và thể chất của họ đều suy sụp, như những chiếc xe mất phanh lao nhanh xuống dốc.
Đã có rất nhiều ca đột quỵ, thậm chí tự tử vì áp lực công việc ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Hầu như mọi người lo lắng quá nhiều về các vấn đề khác như chiến tranh, tệ nạn xã hội.
Riêng tôi lại cho rằng chúng ta nên gióng lên hồi chuông báo động inh ỏi để xử lý khẩn cấp vấn đề này.
Tôi cho rằng chúng ta phải bắt đầu thực sự nghiêm túc học tập để có hiểu biết về hiệu suất làm việc đúng nghĩa.
Bạn cần phải biết một hệ thống kiến thức về hiệu suất đúng đắn chứ không phải đuổi theo năng suất một cách mù quáng.
- Khi bạn hiểu về hiệu suất đúng nghĩa, bạn sẽ không cần làm việc gấp đôi, gấp ba hiện tại. Mà trái lại, bạn ngày càng làm việc ít hơn.
- Hiệu suất đúng nghĩa giúp bạn xác định rõ những việc có giá trị cao nhất, đồng thời là những việc bạn đam mê nhất.
- Hiệu suất đúng nghĩa giúp bạn có được lợi nhuận theo thời gian từ các việc bạn làm mỗi ngày.
Bạn không cần phải theo đuổi liên tục từ dự án này sang sự kiến khác - giống như dã tràng xe cát vô ích.
Tất cả đều xuất phát từ tư duy.
Tư duy giúp bạn biết lựa chọn làm đúng việc.
Sự thật là:
Cho dù bạn làm xuất sắc trên các việc sai, thì bạn càng sai hơn.
Đã đến lúc bạn cập nhật các tư duy đúng đắn vào tâm trí của mình.
Các bài học
- Xã hội hiện đại đang cổ xúy cho lối làm việc vừa bận rộn vừa hối hả.
- Truyền thông và mạng xã hội đang khiến mọi người tạo ra nhiều mục tiêu sai với giá trị bản thân.
- Các quảng cáo khiến mọi người theo đuổi những thứ họ không thật sự cần.
- Điện thoại thông minh (và các thiết bị giải trí khác) đang khiến cho thế giới ngày một xao nhãng, là kẻ đánh cắp thời gian nhiều nhất trong ngày.
- Điện thoại/mạng xã hội/game... tạo ra sự nghiện ngập, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, gây căng thẳng, lo âu.
- Bận rộn chính là lười biếng suy nghĩ - Tim Ferriss.
- Để công việc bận rộn gây hại đến sức khỏe là sự đánh đổi xuẩn ngốc.
- Nếu đo lường sự thành công bằng sự bận rộn của bản thân, bạn sẽ bận rộn cả đời, và không bao giờ được tự do. Vì mục tiêu của bạn là "đạt được" bận rộn hơn.
Ở bài học tiếp tiếp theo, tôi sẽ giúp bạn bắt đầu nhìn nhận thế giới qua một lăng kính hoàn toàn mới.
Lăng kính của 0,01% những người hiệu suất nhất trên thế giới (đồng thời cũng là những người giàu có nhất).
Nếu bạn đã sẵn sàng, hãy click vào đây bắt đầu bài học số 2.